Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây ngũ sắc tím
Nguồn gốc, đặc điểm cây ngũ sắc tím
Tên thường gọi: Cây ngũ sắc tím
Tên gọi khác: Cây trâm ổi, cây ngũ sắc tím rũ, cây thơm ổi, hoa ngũ vị
Tên khoa học: Lantana montevidensis
Họ thực vật: Verbenaceae (họ cỏ roi ngựa)
Nguồn gốc xuất sứ: Brazil, Jamaica và các nước Châu Mỹ nhiệt đới
Cây ngũ sắc có rất nhiều màu khác nhau như: màu vàng, màu cam, màu đỏ, màu tím, màu trắng và rất nhiều màu sắc trên cùng một bông hoa, nhưng trong đó hoa ngũ sắc tím rủ là loại hoa được ví như nàng thơ trong các loại hoa ngũ sắc và được ưa chuộng hơn cả vì vẻ đẹp dịu dàng, lãng mạn và thơ mộng, không những vậy, cây rất dể trồng, ra hoa quanh năm nên lấy lòng được rất nhiều người.
Cây ngũ sắc tím mọc dạng bụi, có thân nhỏ, màu nâu, thân rất mỏng manh nên rất dễ gãy, mọc nhiều nhánh từ gốc lên đan xen với nhau xum xuê. Lá cây có hình bầu dục, đầu lá nhọn, đường viền lá có răng cưa, bề mặt lá trên và dưới có phủ một lớp lông hơi nhám. Phiến lá dài khoảng 3cm, cuốn lá ngắn, đúng như với tên gọi của nó, hoa có màu tím vô cùng đặt biệt và nhạt dần về phía cuốn hoa, hoa có dạng hình phễu với 5 cánh nhỏ bé bao quanh nhụy hoa vàng. Hoa mọc thành cụm hình khối cầu nhỏ xinh xắn, thường tập trung ở ngọn cành, khi hoa nở sẽ tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng giống như mùi ổi chín thơm lựng, do vậy mà người ta còn gọi cây này là cây hoa thơm ổi hay cây trâm ổi.
Cây ngũ sắc tím rất dễ trồng, dễ chăm sóc, tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh, hoa nở quanh năm và rất ít gặp sâu bệnh.
Công dụng của cây ngũ sắc tím
Trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà của bạn
Với màu tím vô cùng đặc trưng và lãng mạn, hoa ngũ sắc được xem là một loại hoa trang trí đầy ấn tượng, thu hút mọi ánh nhìn, cây được trồng làm hàng rào, ban công, có thể trồng trong chậu trang trí, làm bonsai. vv.. không những giúp cho không gian trở nên đẹp đẽ, màu sắc sinh động mà còn mang đến một nguồn năng lượng tích cực hơn, giảm được stress trong công việc, củng như trong cuộc sống hằng ngày mỗi khi nhìn thấy nó.
Tác dụng đối với sức khỏe con người
Ngoài việc trang trí, làm đẹp cho không gian xung quanh, thì cây hoa ngũ sắc còn có công dụng chữa bệnh. Những bài thuốc dân gian từ cây ngũ sắc như rễ, thân và cả lá cây ngũ sắc đều có tác dụng để làm thuốc, người ta thường dùng cây ngũ sắc để giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, cầm máu, chữa viêm xoang. Tuy nhiên phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ nhé, vì theo đông y cây ngũ sắc củng là loại cây có độc nên phải lưu ý kỹ.
Cây ngũ sắc tím còn có một số tác dụng chiết xuất tinh dầu trong sản xuất nước hoa, các bộ phận non của cây củng được dùng làm thức ăn cho gia súc như cừu, dê..vv
Như vậy, có thể thấy ngũ sắc tím mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là loài cây cảnh làm đẹp.
Cách trồng và cách chăm sóc cây ngũ sắc tím
1.Đất trồng:
Trong tất cả các dòng ngũ sắc, loại nào củng rất dễ trồng và dễ chăm sóc, không kén đất trồng, hoa ngũ sắc tím củng vậy, vừa phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng để ra hoa nhiều, màu hoa đẹp thì nên chọn loại đất trồng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Nên trộn hỗn hợp trấu tươi ủ mục, xơ dừa, tro và một ít đất thịt để đảm bảo cây không bị giữ nước quá lâu.
2.Tưới nước:
Cần chú ý tưới nước đủ cho cây vì rễ chúng phát triển rất nhanh, nếu thiếu nước cây ngũ sắc tím có thể bị khô héo, rụng lá, và dần dần khô cành dẫn đến chết. Vì là cây ưa nắng nên cần phải tưới nước mỗi ngày 1 lần đối với trời nắng, vào mùa mưa đất ẩm nên hạn chế tưới nước, tránh tình trạng ngập úng, làm thối rễ.
3.Ánh sáng:
Cây ngũ sắc tím là cây ưa nắng toàn phần, khi cây đầy đủ ánh nắng sẽ giúp cây được ra hoa nhiều hơn, tránh để cây thiếu nắng sẽ làm cây bị các bệnh như rệp sáp bám thân và lá, có thể dẫn đến đen gốc, rụng lá và chết .
4.Phân bón:
Bón phân định kỳ cho cây cũng rất quan trọng, nhất là giai đoạn cây ra nhiều hoa, nên dùng phân NPK hoặc phân hữu cơ, khoảng 15 ngày bón 1 lần sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, giúp cây đạt được hiệu quả như mong muốn.
5.Cắt tỉa:
Thường xuyên cắt tỉa cho cây, loại bỏ những cành xấu, già cõi, lá vàng để cây được thông thoáng củng như mang lại tính thẩm mỹ cho cây, kiểm tra cây có bệnh gì không, nếu có phải xử lí kịp thời để cây được khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về cây ngũ sắc tím, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.