Cây Trầu Bà Đốm là cây thân leo, dòng Trầu Bà có rất nhiều loại khác nhau như: Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Sữa, Trầu Bà Cẩm Thạch và Trầu Bà Đốm. Sỡ dĩ tên gọi Trầu Bà Đốm là vì nó có hình dáng như cây trầu, lá có màu xanh đốm trắng, hiện nay cây Trầu Bà Đốm được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nhà cửa, văn phòng, trường học, vv. Vậy sau đây hãy cùng Vườn Cây Cảnh Phương Đông cùng tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và cách chăm sóc cây Trầu Bà Đốm nhé!
Nguồn gốc cây Trầu Bà Đốm
Tên thường gọi: Trầu Bà Đốm, Trầu Bà Đốm Trắng
Tên gọi khác: Vạn Niên Thanh leo, Sắn Dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp, Thach Cam Tử, Ma Quỷ Đằng
Tên khoa học: Epipremnum Aureum, thuộc họ Ráy (Araceae)
Tên tiếng anh: Pothos
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ đảo Solomon, một loài cây phổ biến ở các vùng ôn đới và dần cũng trở thành cây tự nhiên ở khu vực rừng nhiệt đới.
Đặc điểm cây Trầu Bà Đốm
Cây Trầu Bà Đốm là loại thân thảo, dạng dây leo, rễ trầu bà không chỉ nằm ở dưới đất mà còn mọc rễ ngay tại thân để dễ cho việc bám và thân cây khác, lá đơn, có màu xanh pha lẫn đốm trắng rất đẹp, có gốc lá trái tim và nhọn ở đuôi lá, phiến lá to khoảng 10-15cm, thân của cây có màu xanh, Chiều dài của cây Trầu Bà Đốm từ 20cm, có thể dài đến 10m và củng có thể hơn thế nữa tùy vào kích thước của chậu và sự chăm sóc.
Trầu bà sống tốt trong khí hậu nhiệt đới, thích bóng râm, ngoài trồng đất ra, cây Trầu Bà Đốm và các loại trầu bà khác còn có thể sinh trưởng tốt khi trồng thủy sinh, bỏ hồ cá, bỏ vào chậu thủy tinh để trang trí trên bàn làm việc, phòng ngủ, phòng tắm, vv.
Cây Trầu Bà có mấy loại?
Tùy vào vào sắc của lá, cây trầu bà được chia làm nhiều loại khác nhau, sau đây là một số loại Trầu Bà thường gặp:
Trầu Bà Đốm: Có lá màu xanh pha lẫn màu trắng rất bắt mắt, nhưng màu xanh vẫn là màu chủ đạo, loại này có thể trồng để leo dàn, bỏ vào chậu treo, để bàn hoặc bỏ vào chậu thủy tinh trồng thủy sinh.
Trầu Bà Xanh: Loại Trầu Bà này thì sẽ có một màu xanh đậm, không pha màu khác, còn có tên gọi là Hoàng Tam Diệp, có thể treo, để bàn hoặc trồng thủy sinh, thả vào hồ cá.
Trầu Bà Vàng: Khác với những loại Trầu Bà khác, riêng loại này sẽ mang một màu sắc khác biệt hơn, nỗi trội hơn đó chính là cuốn và lá của nó có màu vàng chanh, củng có thể trồng thủy sinh hoặc có thể treo ở những nơi như cửa sổ, phòng tắm, vv, những nơi râm mát.
Trầu Bà Cẩm Thạch: Lá của cây này có những vệt loang màu trắng trên nền lá xanh, bên trong của lá sẽ đa phần là màu xanh, bao bọc bởi viền màu trắng vì vậy nó có tên là Trầu Bà Cẩm Thạch, cuốn lá khá dài, gân chính của lá hiện lên rất rõ.
Trầu Bà Sữa: Vốn là dạng đột biến, cây Trầu Bà Sữa có lá đơn, phiến lá to, dày và bóng mượt, màu xanh pha trên nền màu trắng sữa có chút ngã vàng, các đốm chấm rải đều trên phiến lá, nhìn rất tự nhiên và đẹp mắt.
Ý nghĩa cây Trầu Bà Đốm
Cây Trầu Bà Đốm mang đến ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng và phát tài, cây có sức sống dẻo dai và khỏe mạnh, tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống đem lại cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc cho gia chủ.
Trong phong thủy, Trầu Bà Đốm là cây Tiền Tài, Tài Lộc, sẽ giúp mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi trong công việc củng như trong cuộc sống hằng ngày.
Bên cạnh việc trang trí, cây Trầu Bà còn có thể dùng để tặng người thân trong các dịp sinh nhật, khai trương, tân gia, vv, quà tặng vô cùng ý nghĩa mong muốn gửi gắm đến gia chủ sự may mắn và bình an.
Tác dụng cây Trầu Bà Đốm
Với màu sắc đa dạng, sống trong môi trường râm mát, dễ trồng và dễ chăm sóc nên được rất nhiều người yêu thích, trang trí nội thất như bỏ bàn làm việc, treo cầu thang, cửa sổ, phòng ngủ đem lại không gian mát mẻ, giúp cho căn phòng trở nên sinh động hơn.
Ngoài ra, cây Trầu Bà Đốm còn có tác dụng hấp thụ khí độc như khói thuốc, bức xạ từ các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, các khí bezen, giúp cho không khí trở nên trong lành, khiến chúng ta có cảm giác thỏa mái, vui vẻ và yêu đời.
Cây Trầu Bà hợp mệnh gì và tuổi gì?
Cây Trầu Bà Đốm là loại cây có thể hợp với hầu hết các mệnh và tuổi, nhưng trong tất cả các mệnh và tuổi thì đặc biệt cây hợp với người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, tuổi Ngọ và tuổi Thân.
Các mệnh và tuổi này khi trồng cây Trầu Bà Đốm sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng, giúp thăng tiến trong công việc, sự nghiệp càng phát triển. Người tuổi Ngọ nên đặt cây Trầu Bà Đốm trong nhà, bàn làm việc để thu hút vượng khí, giảm được thói quen phung phí, tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc.
Người mệnh Kim, mệnh Thổ nên chọn chậu có màu cam, đỏ, tím, xanh, nâu hoặc đen để phát huy được tối đa hiệu quả mà cây mang lại.
Cách trồng và cách chăm sóc cây Trầu Bà Đốm
Cách nhân giống cây Trầu Bà Đốm gồm có phương pháp giâm cành, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, hiệu quả cao.
Lựa chọn chậu Trầu Bà xum xuê, có thân leo dài, không quá non, thân múp, chắc khỏe, cắt một đoạn dài khoảng 5-8cm, chuẩn bị chậu ươm và giá thể trộn sẵn, giá thể cần phải tơi xốp thì cây mới phát triển tốt nhất có thể. Sau đó cắm vào chậu, cân chỉnh sao cho cây cân đối với chậu để khi cây lớn sẽ có thẩm mỹ hơn, dặm chặt đất vào xung quanh gốc cho cây được vững vàng, tưới ẩm đất và đem vào nơi mát, thoáng gió, chờ cây ra rễ và đạt được chiều dài nhất định đem sang qua chậu to hơn để cây được phát triển tốt.
Đất trồng:
Là loại cây không kén đất, nhưng để mang lại hiệu quả cao nhất, cây phát triển nhanh nhất thì cần phải lựa chọn đất tơi xốp, thoát nước dễ dàng, đất tơi xốp có thể trộn các loại như xơ dừa, tro, trấu, một ít đất thịt, phân bò hoai mục hoặc phân trùn quế để tăng dinh dưỡng cho cây, giúp cây nhanh lớn, bụ bẩm, màu sắc tươi tắn, bắt mắt, tránh được các tình trạng thối nhũn rễ, vi khuẩn gây bệnh.
Ánh sáng:
Là loại cây sinh trưởng tốt và có thể phát triển cả trong môi trường thiếu ánh sáng nên có thể dễ dàng đặt cây ở bất cứ nơi đâu trong nhà, phòng làm việc, tránh ánh nắng trực tiếp để cây không bị cháy lá.
Tốc độ phát triển:
Cây phát triển nhanh, cho lá liên tục, mọc ra ở đầu ngọn và vươn dài ra nếu không có chỗ leo bám chúng sẽ rủ xuống tạo thành bức rèm rất đẹp.
Tưới nước:
Là loại cây trong mát nên không cần yêu cầu quá cao về chế độ tưới nước, cần tưới khoảng 7-10 ngày/ một lần đối với trường hợp chưng trong nhà, nơi ít ánh sáng nhất, nếu đặt cây ở ngoài nơi có ánh sáng nhẹ, thoáng gió, nên tưới nước khoảng 5 ngày/ lần, mỗi lần tưới cần lượng nước vừa đủ thấm cho cây, không tưới quá nhiều củng không nên tưới quá ít.
Phân bón:
Ngoài yếu tố về đất trồng ra, muốn cây được mập mạp, nhanh tốt thì cần phải bón phân định kỳ 10 ngày/ lần, có thể bón phân trùn quế, phân bò, phân Npk 30-10-10 hòa loãng.
Cắt tỉa:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho cây, cắt tỉa các lá vàng úa, thân gãy, kiểm tra sâu bệnh, nếu phát hiện cây bị các rệp trắng thì phải tới tiệm cây cảnh gần nhất để mua thuốc rầy rệp Adama hoặc các loại khác để xịt, không nên để quá lâu cây sẽ bị nặng hơn và chết thân dần.
Trên đây là những thông tin về cây Trầu Bà Đốm củng như các dòng Trầu Bà khác, ý nghĩa, tác dụng củng như cách trồng và cách chăm sóc các loại cây hoàn toàn như nhau, hi vọng sẽ mang lại cho bạn một nguồn thông tin hữu ích, nếu muốn sỡ hữu các loại Trầu Bà này thì liên hệ ngay Vườn Cây Cảnh Phương Đông để có một chậu ưng ý mà giá cả lại phải chăng.
Giá bán và địa chỉ bán cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà có giá bán: 50k/1 cây.
Địa chỉ bán cây Trầu Bà tại thành phố Tam Kỳ
Thông tin liên hệ vườn Cây Cảnh Tam Kỳ – Phương Đông Garden
Địa chỉ: 03 Hùng Vương, Thành phố Tam Kỳ ( Bên trường cao đẳng Phương Đông, gần bờ hồ bệnh viện Minh Thiện)
Điện thoại: 0335.612.560
Fanpage: https://www.facebook.com/CayCanhTamKy2022
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.