Cây thiên môn đông là dòng cây rũ, có hoa màu trắng, sống lâu năm và đặt biệt hơn là có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người, và sau đây các bạn hãy cùng Vườn Cây Cảnh Phương Đông tìm hiểu thêm nhé!
Cây Thiên Đông: Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Củng Như Cách Chăm Sóc Tại Nhà
Đặc điểm cây thiên môn đông
Cây thiên môn đông có tên khoa học là: Asparagus cochinchinesis (Lour.) Merr, thuộc họ Asparagace
Tên gọi khác: Dây tóc tiên, tóc tiên leo, thiên đông, thiên môn, địa môn đông
Cây thiên môn đông là dòng cây sống lâu năm, thuộc cây thân thảo, lá có màu xanh lục, dạng cọng màu xanh có gai, có chiều dài khoảng từ 20cm-1m nếu cây được chăm sóc tốt. Rể thuộc dạng củ, hình thoi, mọc chùm, có màu trắng hơi ngã vàng, mọng nước. Cây mọc dạng bụi, thân cây có rất nhiều cành nhỏ mọc chỉa ra đối xứng nhau, lá rất nhỏ dài 1cm, tán lá dày, đầu lá nhọn hình kim. Vào mùa hạ thì cây sẽ ra hoa màu trắng, kết chùm, mọc ở những kẻ lá. Vào tháng 6 đến tháng 9 cây sẽ cho ra quả, khi mới ra thì cây có quả tròn màu xanh và khi chín sẽ có màu đỏ rất đẹp, hạt bên trong có màu đen.
Cây thiên môn đông mọc hoang dại, xuất hiện nhiều nơi ở nước ta như Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, thích nghi với mọi điều kiện sống khác nhau, tốc độ sinh trưởng mạnh, phát triển tốt. Lâu nay nó được xem là một loại cây cảnh trang trí sân vườn, treo ban công, góp phần làm cho không gian trở nên tươi đẹp, sinh động hơn.
Công dụng cây thiên môn đông
Người ta thường trồng cây thiên môn đông vào tháng 2 hoặc tháng 3, trồng cây được khoảng 2 năm là có thể thu hoạch phần rễ của cây. Rễ cây thiên môn đông là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô và đem đi sấy. Những đoạn rễ này dài khoảng 4cm-15cm, hai dầu thuôn dài và nhỏ dần. Các rễ cây được lựa chọn phải cứng, mập mạp, bên ngoài phải có màu trắng ngã vàng. Sau khi hái, đem đi rửa sạch với nước và ngâm vào nước khoảng thời gian ngắn tránh để quá lâu sẽ làm giảm đi công dụng của vị thuốc. Loại bỏ phần vỏ bên ngoài rễ, giữ lại lõi rồi đem thái mỏng, phơi khô hoặc có thể sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh để ẩm ướt sẽ làm ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.
Cây thiên môn đông là vị thuốc có giá trị cao đối với sức khỏe của con người, rễ cây chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như beta-sitosterol 5, 5-methoxymethyl furfural, yamogenin, valine, tyrosine, methionine, sucrose, acid amin, xylose, glucose, sarsasapogenin, proline, alanine.
Theo Đông Y , tác dụng dược lý của cây thiên môn đông có tính vị: ngọt, hơi đắng nhẹ, tính hàn, được quy vào kinh Thận và Phế. Có công dụng dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, sinh tân.
Chủ trị: Ho khan, có đờm, miệng khát, có thể sử dụng để giúp lợi tiểu, giảm cơn ho, trị các bệnh về thận hay đường hô hấp như: ho lao, ho ra máu, hen suyễn, đái tháo đường, táo bón…vv
Bên cạnh đó, trong nền Y Học hiện nay, rễ của cây có tác dụng ức chế dehydrogenase, có tác dụng tăng sự cường tráng, giúp ức chế các khối u, kháng khuẩn, diệt trừ các ấu trùng muỗi và ruồi.
Một số bài thuốc có sử dụng thiên môn đông kết hợp các vị thuốc khác để điều trị bệnh gồm:
- Bài thuốc chăm da: Gồm Thiên môn, Thục địa, Hồ ma nhân tỉ lệ bằng nhau, sau đó tán bột nhuyễn trộn cùng với mật ong, vo thành các viên to bằng hạt long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên sử dụng cùng với nước ấm.
- Trị da mặt nám đen: Thiên môn, phơi khô, gĩa nát, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày, dùng thuốc viên pha với nước để rửa mặt. Dùng thuốc xát vào da cũng sẽ làm cho da dần dần tươi sáng, xinh tươi (Thánh Tế Tổng Lục).
- Bài thuốc trị đại tiện khó: Gồm 10g Thiên môn, 12g Sinh Địa và Huyền Sâm, Đương Quy, Hạt Gai Đay, mỗi thứ 10g, sau đó đem thái bỏ vào với nước ấm, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc trị lỡ miệng lưỡi: Gồm Thiên Môn Đông đem bỏ lõi đi, huyền sâm củng bỏ lõi và mạch môn, mỗi thứ dùng 12g, tán nhuyễn thành bột, trộn với mật ong và làm thành viên, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia đều thành 3 lần sử dụng và uống sau khi ăn no khoảng 1 giờ.
- Bài thuốc trị cơ thể đau nhức do hư lao: Gồm Thiên Môn tán nhuyễn thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lầnpha 1 thìa với rượu (Thiên Kim phương)
- Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi, đờm đặc: Gồm thiên môn và mạch môn mỗi thứ 20g; trần bì, cam thảo mỗi thứ 8g và 12g bạch bộ, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia đều thành 3 lần sử dụng và uống sau khi ăn no khoảng 1 giờ.
- Bài thuốc trị táo bón, khó ngủ: Gồm 16g thiên môn đông; liên tâm và đăng tâm thảo mỗi thứ 8g, liên nhục, thảo quyết minh và bá tử nhân mỗi thứ 12g, đem sắc thành thuốc và uống sau khi ăn no khoảng 1 giờ.
- Bài thuốc trị tiểu đường: Gồm thiên môn, ngũ vị tử và mạch môn với lượng như nhau, nấu thành cao đặc, sau đó cho thêm mật ong vào và để đó dùng dần.
- Bài thuốc trị phong, điên, mỗi khi lên cơn thì nôn mửa, tai ù, đau lan xuống cạnh sườn: Thiên môn, bỏ lõi, phơi khô, gĩa nát. Mỗi lần dùng 1 thìa với rượu, ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
- Bài thuốc trị tiêu khát: Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, nấuđặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phương).
- Bài thuốc trị mồ hôi trộm, miệng khô, buồn phiền, khó chịu trong cơ thể: Dùng miết giáp, sài hồ, bạch thược, ngũ vị tử, thiên môn, thanh hao, mạch môn, ngưu tất và địa cốt bì, các vị bằng lượng nhau, các vị sắc lấy nước uống.
Tuy nhiên, các bài thuốc trên các bạn cần lưu ý đây chỉ là những bài thuốc dân gian, mang tính chất tham khảo và chưa được khoa học chứng minh về độ hiệu quả. Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân thì bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng
Cách trồng cây thiên môn đông
Cây thiên môn đông là dòng cây chịu ánh nắng toàn phần nên rất thích hợp để trang trí trên ban công, trang trí cảnh quan sân vườn.
Cây thiên môn đông có thể gieo từ hạt hoặc tách bụi.
Phương pháp gieo từ hạt:
Ngâm hạt giống vào nước ấm khoảng 15-20 phút, sau đó vớt hạt ra gieo vào cát hoặc gieo vào giá thể trồng cây đã chuẩn bị trước đó rồi rải một lớp đất mỏng lên trên, đặt vào nơi mát, chờ khoảng 20-30 ngày sau gieo sẽ mọc mầm. Khi cây mọc mần có thể đem cho vào trồng trong bầu ươm.
Phương pháp tách bụi thường được các nhà vườn sử dụng nhiều nhất vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian, mang lại hiệu quả cao, cách làm như sau:
Đầu tiên chúng ta cần lựa cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cây tốt, xum xuê, sau đó tách nhỏ bụi. Chuẩn bị giá thể trồng cây, vì là dòng cây có thể sinh trưởng tốt, không kén đất trồng nên có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau vẫn được. Tiếp theo lấy chậu cây có kích thước to hơn bầu cây đã tách để cây được phát triển tốt, bỏ một lớp giá thể vào đáy chậu sau đó đặt bầu cây đã tách vào chậu sao cho cân đối, gốc của bầu cây phải thấp hơn miệng chậu khoảng 3-5cm, đổ giá thể vào xung quanh chậu và mặt chậu, dặm đất thật chặt để cây được chắn chắn, không bị ngã đỗ. Sau khi trồng xong chúng ta đặt cây vào nơi có ánh sáng nhẹ, tưới nước đẫm, để khoảng 15-20 ngày cho cây mọc rễ, ổn định rồi sau đó mang ra nắng bình thường nhé.
Cách chăm sóc cây thiên môn đông
Cây thiên môn đông rất dể chăm sóc,không cần quá nhiều thời gian và công sức vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường và đặc biệt là phát triển rất nhanh.
Vì là dòng cây ưa nắng nên cần tưới nước khá nhiều, luôn giữ ẩm cho cây để cây không bị khô nhánh dẫn đến vàng lá, để đảm bảo chúng ta nên tưới 1 ngày 1-2 lần tùy vào kích thước chậu.
Muốn cây được phát triển theo như mong muốn và lá xanh mướt thì chúng ta nên bón định kì cho cây 15-20 ngày/ lần vì khi có phân bộ lá của cây và rễ sẽ phát triển hơn.xanh tươi tốt hơn.
Không nên đặt cây ở nơi có nền nhiệt quá thấp sẽ làm cây thiếu sức sống, cành hư, vàng rụng lá và chết dần.
Trên đây là những thông tin thiết thực về cây thiên môn đông, hi vọng qua bài chia sẻ của Vườn Cây Cảnh Phương Đông này có thể giúp các bạn được biết những thông tin thú vị, vô cùng hiệu quả đối với sức khỏe con người chúng ta.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.