Một trong số những loại cây cảnh có tên độc lạ nhưng khá quen thuộc đối với những người đam mê cây xanh, loại được nhắc đến trong bài viết hôm nay chính là cây Thằn Lằn. Một trong những loại thân leo bám vào tường, bám vào cây tạo ra những mảng xanh mướt rất đẹp mắt, tô điểm cho không gian, giúp cho không gian trở nên lộng lẫy, sinh động hơn.
Thông tin cây Thằn Lằn
Tên thường gọi: Cây Thằn Lằn
Tên gọi khác: Cây Vẩy Ốc, cây Trâu Hổ, dây Thằn Lằn
Tên khoa học: Ficus Pumila (Ficus repens), thuộc họ Moraceae
Nguồn gốc: Từ các nước Đông Nam Á và hiện nay được trồng khá phổ biến ở nước ta.
Đặc điểm cây Thằn Lằn
Là loại cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển tốt, cây thuộc dạng thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, bò leo vươn dài ra và có thể hơn 10m, lá dạng đơn, mọc so le quanh thân cây, phiến lá nhỏ, đầu thuôn dài, có hình trái tim gần giống với vẩy ốc, cuốn rõ rệt, mọc sát thân cây. Trên bề mặt lá có một lớp lông tơ nên khi chạm vào sẽ có cảm giác nhám khi chạm vào, khi cây ra lá non sẽ có màu đỏ tía và sẽ chuyển sang màu xanh đậm khi lá đã già đi. Các đường gân nổi rõ trên bề mặt của lá, khi bám vào tường các lá sẽ áp sát vào nhau phủ lên dày đặc tạo thành một bức thảm dài với một màu xanh rất đẹp.
Thân cây màu nâu sẫm, có chứa lớp mủ màu trắng bên trong, cụm hoa dạng sum trên các cành vươn dài, quả của cây Thằn Lằn rất khó gặp, nếu ra thì quả sẽ mọc ngang ở thân cây, lúc quả non có màu xanh, sau dần chuyển sang màu đỏ nâu, dài khoảng 5-6cm.
Công dụng cây Thằn Lằn
Cây Thằn Lằn là loại cây trồng trang trí cảnh quan sân vườn, các quán cà phê, khách sạn, khu du lịch, với đặc điểm thân leo có thể mọc lan rộng ra khắp nơi nên chúng thường được trang trí vách tường, hàng rào, các vách đá, các cột trụ ở cổng hoặc có thể là các bức tường đã cũ kĩ, không muốn tốn thêm chi phí để sơn sửa thì có thể trồng cây này để che đi sự xấu xí đem đến một mảng tường tươi xanh mát mẻ, lại mang đến tính thẫm mỹ cao.
Các ngôi nhà, các căn hộ ở hướng Tây sẽ rất nắng nóng, nếu như trồng cây này ở các vách tường, thời gian sau nó sẽ lan rộng bao phủ khắp tường sẽ làm giảm đi bức xạ nhiệt mặt trời khi chiếu thẳng vào, giúp cho không gian bên trong mát mẻ hơn phần nào, không những vậy, nó còn giúp giảm tiếng ồn và hạn chế được bụi bẩn bay vào nhà.
Cây Thằn Lằn còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút các bức xạ điện tử như ti vi, máy tính, vv, đem lại không gian sống trong lành, mát mẻ và thỏa mái.
Ngoài ra, trong bộ phận của cây Thằn Lằn còn có tác dụng chữa một số bệnh, thân và quả của cây Thằn Lằn đều có chất rutin, một chất chống oxy hóa, có cấu trúc flavonoid có khả năng loại bỏ các gốc gây ung thư trong tế bào.
Trong Đông y, quả Thằn Lằn có vị ngọt, tính mát, quả này có thể ăn được, rất bổ dưỡng, có nhiều protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và có thể dùng để làm thuốc.
Quả Thằn Lằn có hình dạng quả hạch, có màu xanh non, chiều dài khoảng 15mm, hình trứng, có một hạch cứng hình trái xoan, khi chín, quả thằn lằn có màu đen và rất ngọt, chứa nhiều đường đơn như arabinose, fructose, glucose, còn hạt của quả lại giàu chất xơ polysaccharide.
Đối với nam giới: Bổ thận, tráng dương, cứu tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn, tăng cường sức mạnh nam giới, kích thích ham muốn
Đối với phụ nữ: Điều hòa kinh nguyệt, thông tắc tia sữa, lợi sữa, lưu ý phụ nữ khi mang thai không được sử dụng quả này
Đối với người cao tuổi: chữa được bệnh đau lưng, viêm khớp, phong thấp
Ngoài ra, quả của loại cây này giúp hoạt huyết, chữa đái dầm, tiểu khó, tiểu ra máu, kiết lỵ, bong gân, thoát vị bẹn, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng huyết áp, kiềm chế các cơn đau tim, phòng chống ung thư.
Ý nghĩa cây Thằn Lằn
Cây Thằn Lằn là loại phát triển mạnh với phần rễ cọc bám chắc chắn và lan rộng ra xung quanh tượng trưng cho sức mạnh trường tồn, bản năng sinh tồn mạnh mẽ, bền bỉ, sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, lá xum xuê bao phủ khắp tường, sự sinh sôi nãy nở và phát triển không ngừng nghĩ.
Khi sỡ hữu được cây Thằn Lằn sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc, thành công cho gia chủ, mọi việc hanh thông, thăng tiến trong công việc.
Cách trồng và cách chăm sóc cây Thằn Lằn
Để nhân giống cây Thằn Lằn, có 2 cách, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành, hiện nay phương pháp giâm cành được sử dụng chủ yếu vì nó mang lại hiệu quả cao mà tốn ít thời gian chăm sóc hơn.
Phương pháp giâm cành làm như sau:
Chuẩn bị sẵn chậu ươm và giá thể trồng, lưu ý giá thể phải tơi xốp, thoát nước tốt thì cây mới nhanh ra rễ và phát triển tốt.
Chọn cành đang trưởng thành, không quá non củng không quá già, cành khỏe, không sâu bệnh, cắt một đoạn khoảng 5cm, cắm vào chậu, dặm chặt quanhh gốc để hạn chế lung lay gốc hoặc rơi ra ngoài, sau đó tưới nước ẩm, mang vào chỗ thoáng gió chờ kết quả.
Đất trồng:
Cây Thằn Lằn là loại dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng được ở bất cứ đâu, tuy nhiên để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất cần phải chọn loại đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, chúng ta có thể tìm mua ở các tiệm cây cảnh hoặc có thể mua về tự trộn.
Ánh sáng:
Là loại sống ngoài nắng, chịu được nắng nóng gay gắt, vì vậy cần phải đáp ứng nhu cầu cho cây để giúp cây phát triển tốt, không nên trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng sẽ làm cây bị vàng, rụng lá và chết đi.
Tưới nước:
Cần giữ độ ẩm cho cây mỗi ngày một lần để cây tươi tốt, lá tươi tắn hơn.
Phân bón:
Bón phân định kỳ cho cây 15 ngày/ lần, giúp màu sắc của lá trở nên xanh mướt hơn, thân và lá củng sẽ to đều và xum xuê.
Cắt tỉa:
Thường xuyên cắt tỉa các cành nhánh bị hư, gãy, lá vàng úa tạo hướng bò cho cây theo sỡ thích, đem lại tính thẩm mỹ cao.
Trên đây là các thông tin cơ bản về cây Thằn Lằn, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc loại cây này, cảm ơn các bạn đã theo dõi, nếu có nhu cầu sỡ hữu cây Thằn Lằn, xin vui lòng liên hệ Hotline hoặc tới trực tiếp địa chỉ bên dưới.
Giá bán và địa chỉ bán cây Thằn Lằn tại Tam Kỳ
Cây Thằn Lằn có giá bán: 15k/1 cây.
Địa chỉ bán cây Thằn Lằn tại thành phố Tam Kỳ
Thông tin liên hệ vườn Cây Cảnh Tam Kỳ – Phương Đông Garden
Địa chỉ: 03 Hùng Vương, Thành phố Tam Kỳ ( Bên trường cao đẳng Phương Đông, gần bờ hồ bệnh viện Minh Thiện)
Điện thoại: 0335.612.560
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.