Nhắc đến cây Lá Dong thì chắc có lẽ nhiều người biết đến, từ xưa cho đến nay, cây Lá Dong đã gắn bó gần gũi với con người Việt, một loại quen thuộc khi mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ dùng lá để gói bánh mà hiện nay cây Lá Dong còn được sử dụng làm cảnh, trang trí sân vườn, các quán cà phê, khách sạn giúp cho không gian cảnh quan trở nên xanh mát, mang lại cảm giác bình yên, thỏa mái. Vậy sau đây hãy cùng Vườn Cây Cảnh Phương Đông tìm hiểu thêm thông tin về loại cây này nhé!
Thông tin cây Lá Dong
Tên thường gọi: Lá Dong, Lá Dong Xanh
Tên tiếng anh: Calethealutea
Tên khoa học: Calathea Lutea
Họ thực vật: Thuộc họ dong (Marantaceae)
Đặc điểm cây Lá Dong
Cây Lá Dong thuộc thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm, cây có chiều cao khoảng 50cm-3m, thân cây màu xanh hơi mềm, nhiều nước và có bẹ lá bao quanh, lá đơn, có màu xanh đậm, mặt dưới có màu nhạt hơn, mọc trên thân cây 1, phiến lá to hình trứng thuôn dài, mép nguyên, dài 40cm-70cm, rộng 15cm-25cm. Lá mỏng, bề mặt lá mướt, đỉnh lá nhọn, lá mọc ốp vào nhau, trên lá có các đường gân, một đường gân chính to cùng các gân phụ nhỏ song song liền kề cách nhau 1-1,5cm, cuống dài và cứng.
Cụm hoa màu trắng mọc thành chùm chùy ở ngọn thân, bao gồm 4-5 hoa, hình cầu, đường kính 4-7cm, lá bắc hình dải nhọn, tràng hình ống, phình lên ở gốc, chia ba thùy đều nhau, các nhị ở phía ngoài biển thành môi, các nhị lép ở trong sẽ ngắn hơn, đỉnh với mũi dạng thon dần, cứng và có gai.
Quả nang có hình trứng thuôn dài 1,5cm, một phía khum nhiều hơn phía còn lại, vỏ quả mỏng, hạt màu đỏ nhạt, dạng hình elip, thuôn dài với áo hạt gồm 2 phiến, ra hoa khoảng tháng 5 đến tháng 8 và cho quả khoảng tháng 8 đến tháng 11.
Công dụng cây Lá Dong
Từ xa xưa tới tận bây giờ, cây Lá Dong không còn xa lạ đối với con người Việt, lá của nó được dùng để gói bánh chưng hoặc các loại bánh khác, bên cạnh đó, hiện nay các bạn có thể bắt gặp cây này ở các quán cà phê, sân vườn, khách sạn, khu đô thị, du lịch với mục đích sử dụng để trang trí làm đẹp cho không gian, giúp cho không gian trở nên sinh động, mát mẻ, thân thiện với môi trường.
Cây Lá Dong có thể trồng vào chậu sứ, trồng theo khóm hoặc có thể trồng làm hàng rào che chắn trước nhà giúp ngăn cản được các bụi bẩn, che được ánh nắng gay gắt chiếu vào trong nhà, đem lại nguồn không khí trong lành, dễ chịu, tạo sự mát mẻ, làm việc hiệu quả hơn.
Trong Đông y lá dong là một vị thuốc có vị ngọt, tính hơi lạnh có công dụng hiểu quả làm thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, lợi tiểu, làm mát máu và cầm máu, hỗ trợ điều trị cảm mạo do lạnh và giai đoạn sốt. Rễ cây dùng làm thuốc chữa viêm gan, kiết lỵ, tiểu buốt, lá được dùng chữa lở loét, viêm xoang miệng.
Lá Dong non được dùng chế dấm, lá dong non nhúng vào rượu hoặc lá dong ngâm trong nước đường được dùng làm thuốc giã rượu, cách làm như sau: Lá dong tươi 100g, đem đi rửa sạch sẽ, giã nát và lộc nước ra đem uống, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây.
Dùng làm thuốc giải độc: Lấy đọt lá dong 50g, rửa sạch sẽ, giã nát, vắt lấy nước cho uống, ngày 2-3 lần.
Chữa rắn cắn: Lấy lá dong nhai nuốt phần nước, để lấy bã đắp lên vết thương.
Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội, ngày uống 2-3 lần.
Chữa vết thương: Lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, băng bó lại, nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay.
Chữa hen suyễn: Phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt đất là thân giả), thái lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống vài lần.
Bột củ dong rất mịn, dễ tiêu hoá nên được dùng làm thức ăn cho trẻ em và người yếu mệt mỏi, khi có bệnh đường tiết niệu (như đái dắt, khó đái, nước đái đỏ hoặc bất thường), lấy 7 – 10g bột củ dong, đun sôi với nửa lít nước hoặc sữa đến chín bột, rồi uống, khi bị kiết lỵ, lấy 15g bột củ dong hoà với 250ml nước ngọt mà uống, liều dùng từ lá khô để uống, dạng thuốc sắc, liều khuyên dùng từ 6 đến 15 g.
Cây Lá Dong có mấy loại?
Cây lá dong có rất nhiều loại, nhưng hiện nay có 2 loại khá phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó chính là Lá Dong Xanh và Lá Dong Bạc.
Lá Dong Xanh: Lá có màu xanh, kích thước lá nhỏ, cây nhìn sẽ xum xuê hơn.
Lá Dong Bạc: Lá có màu bạc ở bề mặt dưới, phiến lá to hơn Dong Xanh, thân dài, lá cao lên trên ngọn nên chúng ta sẽ nhìn thấy gốc thân phần dưới sẽ bị trống.
Cách trồng và cách chăm sóc cây Lá Dong
Cách nhân giống cây Lá Dong bằng phương pháp tách bụi hoặc gieo củ của nó, khi trồng ngoài đất củ sẽ lây lan ra rất nhiều, cây lá dong mọc ra từ củ nên các bạn có thể trồng từ chính củ của nó.
Lựa chọn củ khỏe mạnh, không sâu bệnh, sau đó khoét lỗ dưới đất hoặc có thể cho vào chậu ươm, dặm đất xung quanh củ, tưới ít nước cho ẩm ẩm, chờ thời gian sau củ sẽ nứt mụt lên và chăm sóc như bình thường.
Đất trồng:
Cây Lá Dong là loại cây không kén đất trồng, có sức sống vô cùng mãnh liệt nên rất thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên muốn cây nhanh phát triển, lá xanh mướt, to lá thì cần phải lựa chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, cung cấp thêm một số loại phân chuồng như phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân hữu cơ Sông Gianh để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Ánh sáng:
Là loại cây ưa nắng bán phần, thích trồng ở nơi mát mẻ hoặc có nắng hanh, không chịu được ánh nắng trực tiếp sẽ làm lá bị cháy.
Tưới nước:
Thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm độ ẩm cho cây, đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây, tuy nhiên cần giữ độ ẩm vừa phải, không tưới quá nhiều dẫn đến ngập úng và thối, có thể phun thêm lên lá để lá được xanh, mướt và sạch, tránh phun vòi quá mạnh sẽ làm rách lá.
Phân bón:
Việc bón phân sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây, sẽ giúp cây phát triển vượt trội, nên sử dụng đạm,ure, kali để bón lót cho cây Lá Dong hoặc có thể sử dụng phân bón trùn quế, phân bò hoai. Bón lót sau khi trồng khoảng 5 ngày để giúp cây có thể đẻ nhánh nhanh chóng hơn, và khoảng thời gian sau 3-4 tháng bón thêm cho cây tươi tốt, xanh lá, mập mạp.
Cắt tỉa:
Cần cắt tỉa thường xuyên các bẹ, các lá vàng úa, lá sâu bệnh để phần còn lại hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời sẽ đem lại giá trị thẩm mỹ cho người nhìn.
Dọn dẹp cỏ và vun gốc đối với trường hợp trồng trên mảnh đất:
Khi trồng cây Lá Dong ra đất cần chú ý đến những cây cỏ ăn vào đất, nhổ cỏ thường xuyên để hạn chế sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng của cây, trong thời gian trồng đến lúc thu hoạch cần thực hiện 2-3 lần. Ngoài ra khi trồng đất, ngoài trời mưa gió sẽ làm rửa trôi đi đất xung quanh gốc nên chúng ta cần phải vun gốc để giúp cây không bị ngã đổ do thời tiết hoặc các con vật tác động, có thể dùng các lá vàng, cành gãy, hư cắt đi và vun gốc cho cây Lá Dong để giữ ẩm cho cây và giúp hạn chế tình trạng bị rửa trôi.
Trên đây là một số thông tin về cây Lá Dong, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn, mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline hoặc tới Vườn Cây Cảnh Phương Đông, địa chỉ bên dưới, xin chân thành cảm ơn.
Giá bán và địa chỉ bán cây Lá Dong tại Tam Kỳ
Cây Lá Dong có giá bán: 80k/1 cây.
Địa chỉ bán cây Lá Dong tại thành phố Tam Kỳ
Thông tin liên hệ vườn Cây Cảnh Tam Kỳ – Phương Đông Garden
Địa chỉ: 03 Hùng Vương, Thành phố Tam Kỳ ( Bên trường cao đẳng Phương Đông, gần bờ hồ bệnh viện Minh Thiện)
Điện thoại: 0335.612.560
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.